Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin-Dâm Bụt
Anh Dâm Bụt đẹp trai :))
Anh Dâm Bụt đẹp trai :))
Admin-Dâm Bụt


Tổng số bài gửi : 103
Ngày tham gia : 20/12/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Hưng Yên city

 Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào?    Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào? I_icon_minitimeFri Jun 03, 2011 12:39 am

Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào?

Tôi lập topic này để cùng ngâm cứu xem những tên gọi do cha ông ta đặt ngày xưa có thể là những đảo nào ngày nay. Bác anh2 có nói T.S Nguyễn Nhã cho rằng ngày xưa cha ông ta đã biết rõ có 130 núi (đảo) ở Hoàng Sa và Trường Sa thì hẳn phải có đặt tên gọi để phân biệt.
Sử sách đã ghi đến 130 đảo từ thời chúa Nguyễn thì chắc hẳn phải có đi qua trông thấy tường tận từng đảo một, mặc dù có thể chưa đặt chân lên khai thác hết. Sau này các vị Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Võ Văn Phú...đã đi lập miếu, vẽ bản đồ, cắm mốc, không rõ được bao nhiêu đảo nhưng chắc phải được vài chục đảo. Sau này, bị Pháp đô hộ, chiến tranh loạn lạc đã làm thất lạc rất nhiều tài liệu ghi chép về đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải, đội Quế Hương, đội Quế Hương Hàm, đội Phụng Du, đội Đại Mạo Hải Ba, đội Hải Môn, đội Cát Liêm, đội Thanh Châu... nên không còn được biết các tên gọi ngày xưa của 130 đảo như thế nào nữa. Các tên gọi ngày nay căn cứ theo những tên gọi còn ghi lại trong sử sách nhưng có thể không đúng là tên gọi ngày xưa

Tôi lập topic này để căn cứ vào những ghi chép ngày xưa thử đoán mò những đảo ngày xưa hiện giờ là đảo nào

1. Trong tập san sử địa số 29 có đoạn nói về Vạn Lý Ba Bình như sau
Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um. Giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ VẠN LÍ BA BÌNH. Cồn Cát trắng (Cồn Bạch Sa) chu vi 1070 trượng (5 cây số), tên cũ là núi Phật tự. Bờ đông , tây, nam, đều đá san hô, thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc giáp với một cồn toàn đá san hô sừng sững nổi lên, chu vi 910 trượng (1 cây số rưỡi), cao một trượng ba thước (6,11 mét), ngang với Cồn Cát. Tên gọi là Bàn-than thạch
Theo như đoạn này thì các tên gọi Cồn Bạch Sa, núi Phật Tự, Vạn Lý Ba Bình là đều nói đến một đảo chứ không phải nhiều đảo. Theo đoạn này thì đây phải là một đảo lớn (chu vi 5km, chu vi này có thể là tính cả vành đá phía ngoài). Vì thế tên gọi của Đá Phật Tự ngày nay, tức là Hardy Reef (Trung Quốc gọi là Banlu Jiao, Xian feng jiao) ở gần Philippines không phải là núi Phật Tự ngày xưa.

Đây chắc cũng không phải là đảo Ba Bình (được đặt tên theo chữ Vạn Lý Ba Bình) ngày nay. Đoạn đó nói đến hải phận Quảng Ngãi thì chắc phải là một đảo nào đó trong quần đảo Hoàng Sa ngày nay. Đảo Ba Bình ngày nay trong quần đảo Trường Sa cách rất xa Quãng Ngãi khó có thể là địa danh Vạn Lý Ba Bình ngày xưa. Hơn nữa phía bắc của núi Phật Tự ngày xưa còn có một cồn san hô Bàn Than Thạch sừng sững nổi lên, chu vi tới 1km, trong khi phía Bắc đảo Ba Bình ngày nay không có một đảo, hay bãi đá nào nổi lên sừng sững như vậy. Tóm lại, Cồn Bạch Sa, núi Phật Tự, Vạn Lý Ba Bình không phải là Đá Phật Tự, cũng không phải là đảo Ba Bình ngày nay

Vậy đó phải là một đảo lớn, thuộc loại lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa.2 đảo có khả năng là đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn (Lincoln Island) đều cỡ 1.8km2. Đảo đó chắc phải gần bờ (Hải phận Quảng Ngãi) thì chắc không phải là đảo Linh Côn (Lincoln Island) ở gần cực đông của quần đảo Hoàng Sa (Cực đông là bãi Gò Nổi (Dido Bank))

Nhiều khả năng địa danh Cồn Bạch Sa, núi Phật Tự, Vạn Lý Ba Bình đó chính là đảo Phú Lâm, lớn nhất quần đảo Hoàng Sa. Vậy Bàn Than Thạch ở liền kề phía bắc của Cồn Bạch Sa là đảo nào vậy? Phía Bắc của đảo Phú Lâm gần kề chỉ có đảo Hòn Đá (Rocky Island) diện tích nhỏ nhưng cao nhất toàn quần đảo, cách đảo Phú Lâm có 2km. Điều này phù hợp với ghi chép cồn đá san hô Bàn Than Thạch cao sừng sững.

Và bãi cạn Bàn Than (được đặt tên theo Bàn Than Thạch) ngày nay nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình, chỉ là một bãi cạn không phải là núi san hô cao sừng sững, không thể là Bàn Than Thạch ngày xưa

Vậy có khả năng Cồn Bạch Sa, núi Phật Tự, Vạn Lý Ba Bình đó chính là đảo Phú Lâm (Woody island), còn Bàn Than Thạch ngày xưa chính là đảo Hòn Đá (Rocky island) ngày nay

2. Tập san sử địa số 29 cũng có nói đến Cù lao Phương nằm ở phía ngoài cù lao Phú Quý (đảo Phú Quý ngày nay) nhưng không mô tả gì thêm
nên rất khó đoán là đảo nào trong quần đảo Trường Sa. Tài liệu có nói đến việc khai thác của đội Hải Môn thì chắc "núi Cù lao Phương" phải có diện tích tương đối lớn và nổi bật từ xa. Có thể là một trong số các đảo lớn Ba Bình, Thị Tứ, Trường Sa, Song Tử Tây, Nam Yết??? Không thể đoán mò tiếp vì không có thông tin gì khác

3. Các đảo còn vết tích của đội Hoàng Sa, Bắc Hải khi xưa

-Đảo Phú Lâm, có miếu Hoàng Sa xây dựng từ thời Minh Mạng. Trước đó trên đảo đã có miếu cổ khắc chữ Vạn Lý Ba Bình

-Đảo Hữu Nhật còn giếng cổ http://hoangsa.org/gallery/showimage.php?i=771&c=21 và các ngôi mộ lính khai thác từ thời Nguyễn

-Đảo Hoàng Sa, trong năm 1937 còn đào được một bộ xương đàn ông còn đeo cái bài ngà. Đấy là viên quan triều đình Huế trông coi đảo, lâm bệnh nặng, có nguyện vọng an táng tại đây. Đảo có một cái hố đường kính tới 4 mét, không có nước, bên hố có hai cây dừa khô bật gốc và một cái miếu thờ thổ công thổ địa. Người ta bảo đây là cái giếng hứng nước mưa được đào từ thời xa xưa, còn dừa thì do lính đồn trú nhà Nguyễn trồng, gặp cơn bão lớn đã thổi tung gốc http://www1.laodong.com.vn/pls/BLD/folder$.view_item_detail(72503)

-Đảo Song Tử Tây có một giếng cổ, năm 1974 vẫn còn nhìn được 4 chữ Hán (theo lời bác metamorph), không biết bây giờ giếng cổ đó ra sao. Bác nào có ra đảo Song Tử Tây thử cố gắng chụp ảnh cái giếng cổ này xem

-Đảo Nam Yết có một cây Mù U cổ thụ http://hoangsa.org/gallery/showimage.php?i=1451&c=13, không rõ cây này bao nhiêu tuổi.

-Đảo Trường Sa có cây phong ba cổ thụ http://hoangsa.org/gallery/showimage.php?i=1621&c=4, không rõ bao nhiêu tuổi

-Đảo Sinh Tồn có cây ớt "đứng trên nền san hô mà gốc to xù xì như một gốc duối cổ thụ", không rõ bao nhiêu tuổi

Mấy cây cổ thụ này không thể được trồng gần đây, càng không thể được trồng từ thời VNCH vì thời đó đảo rất xác xơ không trồng được cây cối gì, chắc cũng không phải từ thời Pháp vì thời đó Pháp tuy có đóng quân nhưng phản ứng chậm chạp với các yêu sách của Khựa. Các hoạt động trên đảo cũng không phải là rầm rộ cho lắm, nên khó có thể tổ chức trồng những cây cối khó sống ở đó. Vậy các cây cổ thụ đó có từ thời Nguyễn???

Nhiều tài liệu còn nói mỗi đảo nổi trong quần đảo Hoàng Sa đều đã có miếu xây từ thời Nguyễn, nhưng khi Khựa đến chiếm đảo đã đập nát miếu, đào xương cốt trong các ngôi mộ ném xuống biển (lũ kẻ cướp khốn nạn)

Hy vọng các đảo Song Tử Đông, Loại Ta, Thị Tứ, Bến Lạc đang ở trong tay Phi có thể còn điều gì đó. Cũng hy vọng đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời xưa đã cất giấu kỹ những điều gì đó mà Khựa chưa biết, nên mới chỉ phá miếu, đào xương

Các bác còn thông tin liên quan đến vết tích thời Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xin bổ sung thêm

Nguon: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=10181&page=1
Về Đầu Trang Go down
https://dta48dh2.forumvi.com
 
Các địa danh cha ông ta đã đặt tên ở HS-TS bây giờ là đảo nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ai chạy bơi cho anh em thì để lại danh tính nha
» Danh sách lớp, Số điện thoại...
» Danh sasck nick yahoo!
» Danh sách giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Diễn đàn chính :: Kinh tế-Chính trị-Quân sự-
Chuyển đến